Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là: Hỏa (火), Thủy (水), Mộc (木), Kim (金), Thổ (土). Năm trạng thái này được gọi là Ngũ hành (五行), không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật trong mối tương quan hài hòa, thống nhất.[1][2][3]
" Deng Yu; Zhu Shuanli; Xu Peng; Deng Hai (2000). “五行阴阳的特征与新英译” [Characteristics and a New English Translation of Wu Xing and Yin-Yang]. Chinese Journal of Integrative Medicine. 20 (12): 937.
Deng Yu et al; Fresh Translator of Zang Xiang Fractal five System,Chinese Journal of Integrative Medicine; 1999.
Deng Yu et al,TCM Fractal Sets中医分形集,Journal of Mathematical Medicine ,1999,12(3),264-265. "
Ngũ hành là thuật ngữ dùng để chỉ 5 loại vật chất trong vũ trụ gồm Kim (kim loại), Mộc (gỗ), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất). Khi đem các hiện tượng thiên nhiên, các bộ phận trong cơ thể con người sắp xếp theo 5 loại vật chất này gọi là ngũ hành.
Đồng thời, nhắc đến ngũ hành là nhắc đến sự vận động và chuyển hóa không ngừng của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ.
Học thuyết ngũ hành là sự liên hệ cụ thể hơn và quan sát kỹ lưỡng, quy nạp các sự vật trong tự nhiên. Thuyết này diễn giải quy luật của vạn vật thông qua hai quy luật là tương sinh và tương khắc.
Thuộc tính sự vật theo thuyết ngũ hành
Thuộc tính của các sự vật, hiện tượng theo thuyết ngũ hành được giải thích tương ứng với từng loại vật chất trong vũ trụ:
Mộc (gỗ): Là hình thái đại diện cho sự sinh trưởng của cây. Chúng phát triển mang tính hướng lên trên, ra bên ngoài. Do vậy những sự vật có tính chất sinh trưởng, mang tính thông thoát đều thuộc hành mộc.
Hỏa (lửa): Là sức nóng, mang tính hướng lên trên. Những sự vật có tính ôn nhiệt, tác dụng thuộc bốc lên trên thuộc hành hỏa.
Thổ (đất): Đây là sự vật mang tính hóa sinh, có tác dụng truyền tải, thu nạp.
Kim (kim loại): Gồm những sự vật thanh khiết, thu liễm và đưa xuống dưới.
Thuỷ (nước): Mang đặc trưng là tính tư nhuận, hướng xuống dưới. Những sự vật nào hướng xuống dưới, mang tính tư nhuận, hàn lương đều thuộc hành thủy.
Quy loại thuộc tính trong ngũ hành được thể hiện qua hình ảnh phía dưới.
Quy luật của học thuyết ngũ hành
Học thuyết ngũ hành diễn giải quy luật của vạn vật trong vũ trụ thông qua hai quy luật cơ bản là tương sinh và tương khắc.
Quy luật tương sinh
Thuyết ngũ hành tương sinh chỉ ra mỗi sự vật trong ngũ hành thủy, hỏa, mộc, kim, thổ sinh ra đều có thứ tự, chúng thúc đẩy nhau cùng phát triển. Thứ tự tương sinh theo thuyết này là:
Mộc sinh hỏa
Hỏa sinh thổ
Thổ sinh kim
Kim sinh thủy
Thủy sinh mộc
Quá trình tương sinh này lặp đi lặp lại không ngừng. Hành đứng trước đóng vai trò sinh ra được gọi là “mẹ”, hành được sinh ra gọi là “con”.
Xét riêng trong cơ thể con người: thận thủy sinh can mộc, phế kim sinh thận thủy, tỳ thổ sinh phế kim, tâm hỏa sinh tỳ thổ, can mộc sinh tâm hỏa. Do đó, quy luật tương sinh được vận dụng rất nhiều trong việc khám, chữa bệnh của Đông y.
Quy luật tương khắc
Học thuyết ngũ hành tương khắc khái quát mối quan hệ ức chế của 5 hành kim – mộc – thủy – hỏa – thổ. Thứ tự tương khắc như sau:
Mộc khắc thổ
Thổ khắc thủy
Thủy khắc hỏa
Hỏa khắc kim
Kim khắc mộc
Tương tự như quy luật tương sinh, quá trình tương khắc cũng tuần hoàn lặp đi lặp lại. Nếu xét trong cơ thể con người và mối quan hệ sinh bệnh tật thì:
Can mộc khắc tỳ thổ
Tỳ thổ khắc thận thủy
Thận thủy khắc tâm hỏa
Tâm hỏa khắc phế kim
Phế kim khắc can mộc
Can mộc khắc tỳ thổ
Tương sinh tương khắc là hai quy luật cơ bản của thuyết ngũ hành
Tương sinh tương khắc là hai quy luật cơ bản của thuyết ngũ hành
Quy luật vũ – thừa
Khi quy luật tương sinh – tương khắc bị phá vỡ quy luật vũ – thừa sẽ xuất hiện. Trong đó:
Quy luật tương thừa: Là sự tương khắc quá mạnh, đã vượt qua khỏi những giới hạn khắc chế bình thường.
Quy luật tương vũ: Khi một hành nào đó quá mạnh sẽ ức chế khả năng khắc chế nó của hành nào đó. Ngược lại, nó quay lại khắc chế và được gọi chung là phản khắc.
Ứng dụng của thuyết ngũ hành trong y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, học thuyết ngũ hành được ứng dụng rộng rãi và được xem là kim chỉ nam cho hoạt động khám chữa bệnh. Các ứng dụng của học thuyết có thể kể đến như dưới đây:
Trong nghiên cứu công năng, quan hệ sinh lý của tạng phủ
Theo quy luật tương sinh, quan hệ sinh lý phủ tạng được diễn giải như sau:
Cam mộc sinh tâm hỏa: Công năng can tàng huyết bình thường khiến tâm phát huy được công năng chủ huyết mạch.
Tâm hỏa sinh tỳ thổ: Khi chức năng tâm chủ huyết mạch bình thường, huyết dưỡng tỳ thì chủ vận hóa, sinh huyết, thống huyết…
Về quan hệ hỗ chế tạng phủ theo tương khắc:
Thận thủy khắc tâm hỏa: Ức chế tâm hỏa cang thịnh.
Phế kim khắc can mộc: Phế khí thanh túc và can dương thượng cang bị ức chế.
Trong diễn biến của bệnh
Do học thuyết ngũ hành diễn giải hai quy luật tương sinh – tương khắc nên khi ứng dụng vào quan sát diễn biến của bệnh trong thực tế, y học cổ truyền cũng chia các chuyển biến theo quan hệ tương sinh và tương khắc. Cụ thể như sau:
Trong mối quan hệ tương sinh:
Mẫu bệnh cập tử: Thận thủy sinh can mộc, thận được gọi là mẫu tạng, can là tử tạng, bệnh lý về thận ảnh hưởng đến can.
Tử bệnh phạm mẫu: Can mộc sinh tâm hỏa, có tâm bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến can.
Trong mối quan hệ tương khắc:
Tương thừa: Tương khắc thái quá sẽ sinh bệnh, can mộc khắc tỳ thổ quá cũng sẽ gây bệnh. Khi tỳ vị bị ảnh hưởng quá cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa.
Tương vũ: Phế kim khắc can mộc, nhưng can mộc quá mạnh nên khắc lại phế kim. Khi can hỏa thiên thịnh sẽ gây đau tức ngực sườn, cáu gắt, ho lẫn máu,…